“SAY LÒNG” VỚI NHỮNG ĐIỆU MÚA CHĂM TẠI THÁP BÀ PONAGAR NHA TRANG

Nha Trang thường gắn liền với các hoạt động du lịch biển, thế nhưng Tháp Bà Ponagar Nha Trang – một di tích lịch sử nổi tiếng vẫn được rất nhiều du khách lựa chọn cho hành trình khám phá mảnh đất này. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo của người Chăm cổ đáng để trải nghiệm.

Nhiều năm nay, hoạt động biểu diễn múa Chăm đã được đưa vào trình diễn thường xuyên ở Di tích Tháp bà Ponagar Nha Trang. Những vũ điệu quyến rũ được xem là “món ăn tinh thần” của du khách trong nước và quốc tế khi đến thăm thành phố biển xinh đẹp.

múa chăm

Điệu múa truyền thống độc đáo của người Chăm – Nguồn ảnh: Sưu tầm

♥ Đặc sắc văn hóa truyền thống gắn liền với tín ngưỡng, tôn giáo

 Người Chăm quan niệm, múa là sợi dây tương thông giữa con người với thần linh. Do đó, múa có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Chăm. Điều này càng được thể hiện rõ nét tại tháp Bà, đặc biệt là trong những ngày lễ hội, dịp đầu năm mới. Múa Chăm thường để lại ấn tượng mạnh trong lòng người xem. Ai đã từng một lần trong đời nghe diễn tấu nhạc Chăm, từng chiêm ngưỡng các điệu múa Chăm thì khó lòng mà phai nhòa được !

Múa Chăm

Múa Chăm luôn hấp dẫn du khách và làm cho di sản trở nên có hồn, giàu sức sống – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Những điệu múa Chăm ở tháp Bà chủ yếu thuộc thể loại múa dân gian, mô phỏng những động tác quen thuộc trong cuộc sống lao động hàng ngày như: Múa quạt, múa đội lu, múa đạp lửa, múa chim công, múa âm dương, múa Apsara… Qua nền nhạc truyền thống, người Chăm thể hiện tâm tư, tình cảm của mình, tình yêu lứa đôi nam nữ, ca ngợi tinh thần lao động.

Ấn tượng nhất có lẽ là những bài múa lu, những cô gái nhỏ bé vừa đội lu trên đầu vừa múa mà không làm lu rơi nhưng vẫn thể hiện hết những đặc sắc nghệ thuật của bài múa. Đội múa Chăm ở Tháp bà Ponagar Nha Trang biểu diễn hàng ngày, đặc biệt thu hút du khách nhộn nhịp hơn vào các dịp lễ lớn trong năm.

Múa Chăm

Tháp bà Ponagar Nha Trang có thể được xem là nơi duy nhất ở miền Trung không chọn người Việt múa Chăm và không sử dụng “sân khấu hóa” múa Chăm. Múa Chăm do chính các vũ nữ người Chăm biểu diễn, việc này nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa Chăm, góp phần giới thiệu múa Chăm với du khách nước ngoài.

múa lu nước

Những thiếu nữ Chăm duyên dáng, thu hút người xem với điệu múa lu nước – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để kiến tạo nên những đội múa Chăm đặc sắc, từ hơn 10 năm qua, nhiều người Chăm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa trong việc tuyển chọn thiếu nữ Chăm đưa vào đội múa. Những người này đã đi nhiều làng, xã có người Chăm sinh sống để tìm kiếm các thiếu nữ có tài năng trong múa, hát.

Điệu múa quạt

Điệu múa quạt của các thiếu nữ Chăm hút hồn du khách – Nguồn ảnh: Sưu tầm

♥ “Bộ 3” nhạc cụ Chăm

Trong âm nhạc truyền thống, người Chăm có nhiều loại nhạc cụ nhưng có 3 loại chính, đó là: trống Ghi năng, trống Paranưng và kèn Sranai. Hiện nay, cả 3 nhạc cụ này đều được đưa vào diễn tấu, phục vụ cho du khách tại tháp bà Ponagar Nha Trang.

nghệ nhân Chăm

Một nghệ nhân Chăm đang biểu diễn một giai điệu trống Chăm cho du khách – Nguồn ảnh: Sưu Tầm

Trống Ghi năng là loại nhạc cụ diễn tả được âm thanh đa dạng: lúc thì linh hoạt, náo nhiệt, lúc lại thầm thì, nhè nhẹ…tiết điệu của trống Ghi năng lên đến hàng chục. Loại trống này có tất cả 75 điệu

Trống Ghi năng được làm bằng gỗ, dài khoảng 80cm. Mặt trống làm bằng da trâu, thân trống phải là gỗ tốt nguyên cây, không ghép, không nứt. Khi biểu diễn, 2 người nghệ nhân Chăm trong trang phục truyền thống áo trắng ngồi bệt xuống đất giữ lấy trống (hoặc có kệ trống) và dùng 2 trống phối diễn cùng lúc. “Người nghệ nhân khi biểu diễn trống Ghi năng thì dùng tay trái để vỗ và gõ bằng dùi tay phải. Nếu chưa quen thì rất khó để giữ cho trống cân bằng khi vỗ và gõ”

nghệ nhân Chăm

Nghệ nhân Chăm diễn tấu trống Ghi năng và kèn Sranai – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Sranai là loại kèn tạo những âm thanh liền hơi ở tốc độ nhanh. Kèn Sranai có chiều dài 35-40cm với các bộ phận chính là thân kèn, loa kèn, chuôi kèn. Loại kèn này được làm bằng gỗ kết hợp sừng trâu với 7 lỗ ở trên, 1 lỗ thông hơi ở dưới và lỗ thổi. “Học kèn này nhanh hay chậm là tùy thuộc vào năng khiếu của từng người.

nghệ nhân Chăm

Nghệ nhân Chăm dưới chân tháp với điệu kèn Sranai – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trong khi đó, trống Paranưng, chỉ có một mặt như hình cái ly, còn phía sau để không. Đây là loại trống mà với các cách vỗ khác nhau thì trống cho những âm thanh khác nhau. Vì thế, người Chăm gọi người đánh trống Paranưng là “ông thầy vỗ”. Âm thanh của loại trống này đầm ấm, chậm rãi như muốn nói tiếng nói tâm tình, chan chứa của lòng người chứ không thôi thúc, náo động.

nghệ nhân Chăm

Biểu diễn trống Chăm dưới chân tháp bà Ponagar Nha Trang – Nguồn ảnh: Sưu tầm

♥ Người níu giữ “linh hồn” múa Chăm

Một trong những người được cho là “níu giữ” múa Chăm, tâm huyết với múa Chăm là ông Đổng Xuân Dương (51 tuổi, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Từ 8 năm qua, ông Dương chính là “cầu nối” với Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa trong việc tuyển chọn thiếu nữ Chăm đưa vào đội múa. Là người gốc bản địa, ông Dương đã đi đến từng ngôi làng Chăm ở Ninh Thuận để tìm kiếm các thiếu nữ có tài năng trong múa, hát.

thiếu nữ trong đội múa Chăm

Các thiếu nữ trong đội múa Chăm có tuổi đời từ 16 đến 22 tuổi, trẻ trung, xinh xắn – Nguồn ảnh: Sưu tầm

“Chúng tôi phải lựa chọn người theo một tiêu chí riêng và mời vũ sư kỳ cựu để hướng dẫn các em trong một thời gian khá dài. Các nhạc công truyền thống cũng được tuyển chọn từ những tay “trống chiến”, những hơi kèn Sranai điêu luyện với hàng chục điệu thuần thục”, ông Dương chia sẻ. Ông cho rằng, việc đưa múa Chăm vào bên cạnh tháp Chăm có một ý nghĩa hết sức đặc biệt là làm cho di sản giàu sức sống, có hồn, níu kéo du khách.

thiếu nữ trong đội múa Chăm

Thú vị là, sau một thời gian đưa múa Chăm vào hoạt động ở tháp bà Ponagar Nha Trang, đã thực sự gây ấn tượng mạnh với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Minh chứng là không ít câu chuyện du khách lên tháp nhưng không thấy múa Chăm nên bày tỏ sự hụt hẫng. “Không thấy múa là họ hỏi, kiểu như đoàn đi đâu? Chừng nào có? Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng chúng tôi thấy ấm cúng vì thực sự họ quan tâm đến mình, đến điệu múa của mình”, ông Dương thổ lộ.

múa Chăm tại tháp bà ponagar

Đến khu di tích này, du khách sẽ nhận thấy những điệu múa Chăm ở tháp Bà là nơi hiếm hoi không sử dụng hình thức “sân khấu hóa”, không chọn người Việt trong múa Chăm. Như vậy mới thể hiện được “cái hồn” của người Chăm trong các bài múa, điệu nhạc của chính họ. Cũng vì thế nên những bài múa dù rất tự nhiên, gần gũi nhưng vẫn lôi cuốn, khiến người xem say đắm, khó quên, đặc biệt là phục vụ du khách quốc tế. Đồng thời, cũng góp phần tạo sự lan tỏa văn hóa của người Chăm cũng như người Việt đến du khách quốc tế.

 múa Chăm tại tháp bà ponagar

Đến Nha Trang, sẽ chưa thật trọn vẹn nếu bạn chưa một lần “về xóm Bóng” để “Hỏi xem điệu múa dâng Bà”…

>>> Đặt tour Nha Trang ngay tại đây: https://dulichseatravel.com/tour-nha-trang-vinwonder…/

Liên hệ Hotline: 0915 96 40 39 – 0932 96 69 79 để được hỗ trợ tư vấn nhé !

Bảo Ngân

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 0932.966.979

TOUR NƯỚC NGOÀI 0915.964.039

TOUR KHÁCH ĐOÀN 0915.964.039

CHO THUÊ XE 0932.966.979

VÉ MÁY BAY 0932.966.979

VÉ TÀU CAO TỐC 0932.966.979